Xây dựng văn hoá doanh nghiệp là nền tảng của phát triển Tập đoàn Bền vững

Trong buổi toạ đàm với ông Nguyễn Tiến Dũng, CEO của Tập đoàn Nhật Bản cũng đồng thời là Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần khoáng sản Công nghiệp Yên Bái ( Mã CK YBM). Ông Dũng chia sẻ:

Văn hoá Doanh nghiệp thể hiện cái tầm của lãnh đạo điều hành, như kiểu thầy nào tớ ấy. Một doanh nghiệp không xây dựng được nền văn hoá cốt lõi thì khó có thể phát triển được, chúng ta không thể lấy tư duy con buôn vào tư duy kinh doanh 4.0 được. Trong thời buổi này tư tưởng hợp tác phải trên nền tảng win – win, chứ không phải là tôi sống anh chết.

Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố chi phối hầu hết mọi kết quả của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có văn hóa doanh nghiệp rõ ràng thì giống như một con người không có định hướng mục tiêu cuộc đời và không biết đi về đâu.

Các công ty phát triển lớn mạnh đều có nền văn hóa doanh nghiệp vững chắc, tuổi đời của một doanh nghiệp có nền văn hóa vững chắc lớn hơn rất nhiều lần tuổi đời của người lãnh đạo doanh nghiệp đó.

CEO Nguyễn Tiến Dũng – Ban Quản trị tập đoàn Japan Group

Một doanh nghiệp có văn hoá được thể hiện từ tư duy quản lý đến công tác vận hành bộ máy, phải được thấm nhuần từ lãnh đạo cao nhất tới người phục vụ như bảo vệ và vệ sinh. Phải xây dựng như thế nào để mỗi cán bộ công nhân viên trong nhà máy phải được tự hào về nơi mình làm việc, họ phải coi nơi mình làm việc là danh dự cá nhân của mình.

Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm, tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến. Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hòa đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng hơn.

Tại Japan Group mỗi nhân sự khi tham gia vào bât kỳ vị trí, bộ phận, vai trò nào đều được học hoà nhập văn hoá doanh nghiệp của Tập đoàn. Những điểm nhấn trong quan điểm xuyên suốt:

  1. Cung cấp dịch vụ tuyệt vời
  2. Nắm bắt và sẵn sàng thay đổi
  3. Tạo sự vui vẻ và hơi “dị biệt”
  4. Phiêu lưu, sáng tạo, cầu tiến
  5. Theo đuổi mục tiêu phát triển và học hỏi
  6. Xây dựng mối quan hệ thành thực
  7. Xây dựng tinh thần tích cực trong nhóm
  8. Làm nhiều hơn với nguồn lực ít hơn
  9. Giữ đam mê
  10. Luôn khiếm tốn
Ông Nguyễn Tiến Dũng tại buổi ra mắt mã chứng khoán của Tập đoàn

Cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp. Do đó có thể nói văn hóa như là linh hồn của doanh nghiệp. Nói nôm na: Nếu doanh nghiệp là máy tính thì văn hóa doanh nghiệp là hệ điều hành. Vì văn hóa doanh nghiệp phản ánh giá trị, tầm nhìn mà chủ sở hữu muốn tạo ra.

 

 

Bài viết liên quan

Call Now